he-climbing-system-landmark-81

Tổng quan về hệ Climbing Systems trong thi công nhà cao tầng

Climbing formwork hay Jumpform sử dụng khá phổ biến đối với các công trình cao tầng, trụ cầu, silo,…

Ở Việt Nam, loại hình ván khuôn này cũng được sử dụng từ khá lâu, từ những năm 1973.

Nhưng nó thực sự được nhiều người quan tâm khi có sự xuất hiện của cốp pha nhôm.

  • Climbing Systems là gì?
  • Có những loại nào?
  • Những tòa nhà nào ở nước ta sử dụng?

Bài này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ.

Climbing Systems là gì?

Climbing-system

Climbing Systems là một hệ thống ván khuôn, giàn giáo đặc biệt cho các cấu kiện bê tông thẳng đứng có chiều cao tăng dần trong quá trình xây dựng. Sử dụng cho vách bê tông không sàn hoặc lõi cứng thi công trước.

Việc sử dụng Climbing Systems cho phép bỏ toàn bộ giàn giáo chống từ mặt đất đến cao độ cần thi công.

Cấu trúc Climbing Systems thường không chỉ chứa ván khuôn mà còn cung cấp sàn thao tác, giàn giáo, hệ bao che cho công trình. Hoạt động thông qua mối tương hỗ giữa ván khuôn, hệ neo, ti kích, từ đó toàn bộ tải trọng sẽ được truyền vào kết cấu bê tông.

Được sử dụng ở phạm tầng đang thi công và từ 2 đến 4 tầng dưới liền kề nhằm phục vụ công tác hoàn thiện.

Mặc dù tương đối phức tạp và tốn kém nhưng có thể là một giải pháp hiệu quả cho các tòa nhà siêu cao tầng.

Sau đây mình xin khái quát qua một số hình thức phân loại hệ thống Climbing Systems.

Phân loại các hệ thống Climbing Systems theo công năng

Climbing System có thể hoặc không bao gồm ván khuôn định hình bê tông. Mà chỉ đóng vai trò như hệ giàn giáo bao che và sàn thao tác.

Với cách phân loại này, chúng ta thường nghe tới ván khuôn leo, hệ bao che tự leo,…

#1. Coppha leo

Coppha leo (Climbing Formwork System) là hệ coppha bám vào công trình để di chuyển lên cao theo chu kỳ. Và thường được cấu tạo từ ván khuôn tấm lớn được gia công sẵn ở mặt đất.

Coppha leo tạo ra các liên kết để neo khối bê tông. Khi bê tông đạt cường độ cho phép, tháo coppha và di chuyển lên một đoạn khác bằng cẩu hoặc hệ thống kích thủy lực.

Gang form có thể xem là một trong những hình thức của coppha leo (Climbing Formwork System).

Gang-form

Xem thêm:

Một số tháp ở dự án Đảo Kim Cương hay Jamila Khang Điền đang sử dụng biện pháp này.

Gang-form

#2. Hệ bao che, sàn thao tác tự leo

Như tên gọi của nó, hệ này đóng vai trò như giàn giáo bao che và sàn thao tác. Đồng thời bảo vệ công trình trước sự ảnh hưởng của thời tiết. Ván khuôn cho kết cấu bê tông được sử dụng coppha nhôm hoặc ván khuôn truyền thống như bình thường.

Cấu tạo bởi khung bracket, hệ thống ti kích, các plat form sàn thao tác. Được kết nối với bê tông thông qua hệ neo Anchor, Shoes và được nâng lên bằng cẩu tháp hoặc kích thủy lực.

Climbing-system

Có thể kể đến một số công trình ở nước ta đã sử dụng hệ thống tương tự như The Sun Anvenue, Pega Suite, Saigon Royal (Tp. HCM), Soleil Ánh Dương (Đà Nẵng),…

Đặc biệt, hệ bao che mặt biên của Landmark 81 đang sử dụng dạng này.

Tham khảo: Phương án coppha dự án Landmark 81

Pega Suite – Sử dụng coppha nhôm và hệ bao che tự leo SCC:

Pega Suite - Sử dụng coppha nhôm và hệ bao che tự leo SCC

The Sun Avenue- Sử dụng coppha nhôm và hệ bao che tự leo SCC:

The Sun Avenue- Sử dụng coppha nhôm và hệ bao che tự leo SCC

Solie Ánh Dương – Sử dụng coppha nhôm và hệ bao che tự leo KSB:

Solie Ánh Dương - Sử dụng coppha nhôm và hệ bao che tự leo KSB

Đọc thêm: Biện pháp coppha của dự án Saigon Royal

#3. Kết hợp giữa ván khuôn và giàn giáo bao che, sàn thao tác

Hệ thống Climbing dạng này có thể nói đã tổng hợp được tính ưu việt của ván khuôn mảng lớn và hệ thống sàn thao tác tự leo. Coppha mảng lớn bằng thép hoặc gỗ được gia công tại mặt đất. Kết nối với bê tông bằng hệ neo, với hệ khung leo bằng ti kích và brace.

Coppha lõi cứng của Landmark 81 là một ví dụ dễ thấy cho hệ này. Ngoài ra ở D’capitale Trần Duy Hưng, Riveria Point,.. cũng đang sử dụng hệ tương tự.

Climbing-system

Phân loại các hệ thống Climbing Systems theo khả năng vận hành

Thi công bằng Climbing System là một biện pháp có trình độ cơ giới hóa cao, tổ chức nghiêm ngặt. Điều này không chỉ thể hiện ở công tác thiết kế, tính toán mà còn ở giai đoạn vận hành.

#1. Climbing Systems vận hành bằng cẩu tháp

Hình thức này thường được tối giản hệ khung cũng như không gian, số lượng sàn thao tác để giảm thiểu trọng lượng của toàn hệ thống. Do có sự hỗ trợ của cẩu tháp nên thời gian thi công có thể bị gián đoạn khi nâng và tháo ván khuôn.

Climbing-system

Tuy vậy, trong trường hợp cần cải thiện tiến độ nhưng với chi phí hạn chế, đây có thể là giải pháp thích hợp. Gang form là một dạng Climbing vận hành bằng cẩu tháp.

#2. Climbing Systems tự leo bằng hệ thống thủy lực

Hay còn gọi là Auto Climbing System (ACS). Được nâng lên nhờ sự hỗ trợ của máy Hydraulic, kích và ray trượt. Việc bố trí nhiều kích thủy lực cũng như khung, bracket khiến cho hệ thống trở nên cồng kềnh.

Đòi hỏi các biện pháp liên kết vào bê tông phải được tính toán và kiểm tra nghiêm ngặt.

Climbing-system

Climbing Systems loại này còn được phân loại dựa trên công năng của máy thủy lực và hệ thống neo.

Lời kết

Công nghệ Climbing Systems ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Nó không chỉ là một loại hình độc lập mà còn là công nghệ hiện đại kết hợp với các phương pháp khác.

Từ đó tạo nên những bước tiến vượt bậc trong biện pháp thi công nhà cao tầng.

Ở Việt Nam, công nghệ này được áp dụng khá phổ biến trong việc thi công các công trình bê tông khối đứng như đập nước, ống khói, trụ cầu,… Tuy nhiên việc sử dụng cho nhà cao tầng còn khá hạn chế.

Tin rằng thành công từ những dự án siêu cao tầng như Landmark 81, Keangnam hay D’capitale sẽ là khởi đầu cho sự thịnh hành của công nghệ Climbing Systems trong tương lai.

Xem thêm:

5/5 - (23 bình chọn)
Donate

(Bài viết được cập nhật vào 19/09/2024)

6 Bình luận

  1. manh
  2. Lê Thị Hương
  3. Lê Thị Hương

Bình luận