lien-ket-coppha-nhom-van-go

Phương án kết nối giữa coppha nhôm và ván khuôn gỗ (P.2)

Ở  phần 1 mình đã chia sẻ một số phương án thường gặp được sử dụng để giải quyết liên kết giữa coppha nhôm và ván khuôn gỗ ở phương ngang.

Hầu hết các biện pháp được đề cập đều nằm trong phạm vi tính toán và thỏa thuận giữa nhà cung cấp là đơn vị thi công.

Nói đúng hơn, nó đã được lên phương án ngay từ đầu khi triển khai check list. Và được sử dụng xuyên suốt thời gian thi công.

Đồng nghĩa với việc bên thiết kế nhôm sẽ cung cấp các cấu kiện liên kết.

Xem thêmPhương án kết nối giữa coppha nhôm và ván khuôn gỗ (P.1)

Trong phần 2 này, mình sẽ gợi ý tiếp một số phương án được đề xuất để liên kết nhôm với gỗ trong trường hợp sử dụng cho tầng thay đổi, hoặc thay đổi kết cấu nhưng không nằm trong phạm vi thiết kế coppha nhôm.

Gần đây mình có gặp 2 công trình có xu hướng sử dụng các phương án trên:

  • Tầng thay đổi có chiều cao khác với tầng điển hình thiết kế full nhôm.
  • Tầng thay đổi có mặt bằng kết cấu khác với tầng điển hình full nhôm.

Trong 2 trường hợp này, nhà thầu không mua thêm coppha nhôm cho tầng thay đổi mà sử dụng gỗ kết hợp với nhôm đã có.

cốp pha nhôm và ván gỗ

Về nguyên tắc, chúng ta cần giải quyết khả năng “tự chịu lực” của từng thành phần.

Nghĩa là, phương diện chịu tải của ván gỗ không phụ thuộc vào coppha nhôm và ngược lại. Vì thế giảm thiểu biến dạng ngang tại vùng tiếp giáp là yêu cầu bắt buộc.

Ok, chúng ta bắt đầu ngay vào nội dung chính.

Ván gỗ liên kết với coppha nhôm trên phương ngang ở vị trí tấm sàn

Để tránh nhầm lẫn, bạn cần phân biệt những phương án được nhắc tới đều áp dụng trong trường hợp phát sinh chứ không nằm trong khuôn khổ cung cấp coppha nhôm.

Hệ coppha nhôm kết thúc tại vị trí hệ cây chống

Trong trường hợp này, theo quan điểm của mình thì không cần liên kết giữa nhôm và ván. Bởi bản thân hệ sàn đã được cố định.

cốp pha nhôm và ván gỗ

Lợi dụng “cánh” của Middle Beam, End Beam (2 cấu kiện trong hệ chống sàn) làm gờ để xà gồ cho đầu ván coppha ván đặt lên. Và bố trí hệ chống ngay vị trí đầu mút này.

Hệ coppha nhôm kết thúc bằng tấm sàn

Tấm sàn nhôm không thể tự chịu tải và cố định trong trường hợp này. Do đó cần tạo liên kết cho nó và ván sàn bên cạnh.

cốp pha nhôm và ván gỗ

Mình đề xuất dùng ti chén để gông Profile và thanh xà gồ ngay dưới mép ván sàn.

Đồng thời bố trí thêm xà gồ ngang (tránh vị trí có gông) để đỡ cả tấm sàn nhôm và ván gỗ. Hai cây chống đơn sẽ được dùng ngay vị trí giáp ranh.

Ván gỗ được dùng cho phần coppha nhôm bị thiếu trên phương đứng

Với trường hợp chiều cao tầng thay đổi ván sẽ được bù vào phần chiều cao thay đổi so với chiều cao điển hình đã thiết kế nhôm.

Đối với phần bù ván có chiều cao nhỏ chỉ cần sử dụng ti chén để giữ chặt cạnh tấm nhôm và xà gồ ván như trường hợp dùng cho sàn mình đã đề cập.

cốp pha nhôm và ván gỗ

Tuy nhiên với những chiều cao lớn hơn cần sử dụng thêm ti giằng để đảm bảo khả năng chịu lực của ván khuôn gỗ.

cốp pha nhôm và ván gỗ

Trong hầu hết các trường hợp cần bố trí hệ chống càng gần mép biên sàn cạnh vách càng tốt.

Một số phương án khác

Ở  một số công trình sử dụng hộp gỗ đóng sẵn có bề dày gần bằng profile tấm nhôm (63.5mm).

Chúng được xem như một cấu kiện nhôm và liên kết với nhôm bằng cách đóng đinh.

Tuy nhiên biện pháp này khá tốn chi phí và phạm vi áp dụng còn hạn chế.

cốp pha nhôm và ván gỗ

Trên đây là một số gợi ý cho phương án kết nối giữa coppha nhôm và ván khuôn gỗ. Nội dung được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào công trình cụ thể đơn vị thi công sẽ có cách xử lý riêng và hiệu quả hơn.

Xem tiếp: Phương án kết nối giữa coppha Nhôm và ván khuôn gỗ (P.3)

5/5 - (9 bình chọn)
Donate

(Bài viết được cập nhật vào 17/10/2022)

2 Bình luận

  1. Đinh Quang Tú

Bình luận