thiet-ke-cop-pha-nhom-han-quoc

#7 Thiết kế cốp pha nhôm: Bí mật Designing Fast (P1)

Rất vui được gặp lại bạn trong series “Cốp pha Nhôm toàn tập”.

Bài trước chúng ta có dịp bàn luận về cách giảm thiểu lỗi khi thiết kế cốp pha nhôm. Chủ đề đã tạm dừng ở yếu tố “tiến độ dự án“.

Để bài này chúng ta lại tiếp tục “mổ sẻ” để cùng nhau tìm ra giải pháp làm thế nào vừa hạn chế lỗi vừa đảm bảo tiến độ.

Tìm hiểu về tiến độ dự án

Bạn biết đó, bất kỳ một công việc nào cũng có giới hạn hoàn thành của nó. Đối với công tác thiết kế cốp pha nhôm thì giới hạn về thời gian hoàn thành cũng quan trọng không kém.

Dưới đây là các giai đoạn cụ thể của 1 gói thầu cung cấp cốp pha nhôm mà mình từng trải qua:

  • Thời gian hoàn tất dự toán báo giá.
  • Thời gian chốt check list cuối cùng.
  • Thời gian thiết kế và làm bản vẽ gia công.
  • Thời gian sản xuất.
  • Thời gian vận chuyển và giao hàng.
  • Thời gian hỗ trợ lắp dựng.
  • Thời gian hoàn trả cấu kiện (với dự án cho thuê).
  • Thời gian quyết toán và hoàn tất hợp đồng.

Thế nào là hoàn thành đúng tiến độ?

Đúng tiến độ đồng nghĩa bạn hoàn tất các móc thời gian trong khuôn khổ đã thỏa thuận giữa các bên.

Cụ thể hơn, chủ đầu tư yêu cầu công ty bạn phải giao ván khuôn nhôm đúng hẹn. Để họ có thể sử dụng cho tầng đầu tiên theo check list đã ký.

Trong các móc thời gian mình liệt kê như trên, thiết kế và làm bản vẽ gia công là tiến độ mà bạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp.

Không có sự nhất quán cho các dự án khác nhau. Mặc dù chúng ta luôn có những giới hạn tiêu chuẩn về thời gian hoàn thành. Tùy thuộc vào độ khó, quy mô và tính chất của mỗi công trình cũng như các yếu tố về mật độ thiết kế, sản xuất của công ty.

Từ đó chúng ta sẽ đưa ra tiến độ cụ thể.

Mình gặp khá nhiều dự án thời gian thiết kế trong vòng 1 tháng, cũng không ít phải hoàn thành trong vòng 1 tuần.

Ở đây chúng ta không nói về trường hợp khả năng, kinh nghiệm của bạn chưa thể đảm nhiệm một dự án có tiến độ gấp. Đương nhiên, với một dự án như vậy cấp trên sẽ giao nhiệm vụ một cách hợp lý.

Phải hoàn thành trong vòng 1 tuần đối với một công trình có độ khó và quy mô ở mức tương đối. Đó mới là vấn đề.

Tiết lộ bí mật Designing Fast

Bài trước mình cũng đã chia sẻ khá nhều về những kinh nghiệm giảm lỗi thiết kế cốp pha nhôm nên ở đây mình không nhắc lại nữa. Mà sẽ bắt đầu ngay vào chủ đề chính: Tăng tốc độ thiết kế.

Xem thêm: Gợi ý giảm thiểu lỗi thiết kế cốp pha nhôm

Bí mật mình muốn bật mí cho bạn rất đơn giản: Chia nhỏ và đơn giản hóa công việc.

Bằng cách nào?

#1. Chia nhỏ hạng mục thiết kế

Thông thường chúng ta có 3 người đảm nhận thiết kế cốp pha nhôm cho một công trình: Wall, Slab, Stair. Và mỗi designer sẽ phải tự mình hoàn thành công việc. Họ thực hiện song song cùng lúc với nhau.

Nhưng đó là cách bình thường bạn ạ. Chúng ta cần nhanh. Hãy làm theo cách dưới đây:

Let’s go!

Người làm Wall (WD) thiết kế sections. Trong khi đó người làm Sàn (SD) hãy đi Slab plan (trừ SC), người làm cầu thang (STD) hãy vẽ kết cấu 3D.

WD nên plan khu vực cầu thang trước để cho STD sau khi hoàn thành 3D sẽ bắt đầu thiết kế ngay. Trong lúc WD còn plan, chắc chắn SD đã plan xong phần sàn, SD hãy làm bản vẽ gia công tấm sàn đặc biệt và triển khai SC plan ngay sau đó.

Khi Wall plan xong, SD hãy giúp đỡ WD làm bản vẽ gia công…

Nếu bạn nhận được hỗ trợ từ một thành viên khác trong nhóm thì càng tốt. Bạn thấy đó, đã mất đi tính chất “tự thân lo lấy” rồi nhé.

#2. Chia nhỏ cấu kiện plan

Mình vẫn thường chia ra từng loại cấu kiện để plan theo trình tự: Wall -> Đáy dầm -> Beam thay vì làm full cho từng vị trí.

Và kết quả mang lại rất khả quan.

Khi làm bản vẽ gia công cũng vậy, không nhất thiết phải làm từ trên xuống dưới theo hệ thống bản vẽ xuất ra từ phần mềm. Hãy chọn tấm khó làm trước và làm vào buổi sáng là tốt nhất. Đó là bí quyết.

#3. Chia nhỏ số lượng ra để kiểm tra

Vì sao phải như vậy?

Bạn cũng biết, làm cốp pha nhôm giống như kiểu bóc tách khối lượng vậy. Bản vẽ gia công phải trùng khớp với khối lượng Excel thống kê.

Trong quá trình làm bản vẽ, kích thước, ký hiệu, chủng loại bị thay đổi là không thể tránh khỏi. Số lượng bạn xuất ra ban đầu và sau khi hoàn thành hiếm khi giống nhau hoàn toàn.

Do vậy cần có công tác kiểm tra.

Hiện nay nhiều công ty có phần mềm hỗ trợ, việc của bạn là ngồi đợi kết quả và modify. Nhưng cũng có trường hợp phải kiểm tra bằng mắt thường. Dù phương pháp nào cũng cần một khoảng thời gian kha khá.

Theo kinh nghiệm của mình, hãy chia nhỏ chúng ra. Có thể chia ra theo từng đối tượng thay vì kiểm tra toàn bộ. Hoặc chia ra cho nhiều người cùng kiểm tra.

#4. Đơn giản hóa ký tự đặc biệt

Có rất nhiều cấu kiện đặc biệt phải thêm ký hiệu để phân biệt. Điều đó không có nghĩa là bạn phải đặt theo thứ tự từ 1 đến 1000. Và khi làm bản vẽ gia công phải làm từng tấm một. Gợi ý của mình là hãy cố gắng tìm ra điểm chung của chúng.

Ví dụ cho dễ hiểu nhé:

Có 4 tấm đáy dầm bị cắt cánh trong đó có 2 tấm cắt 1/2 cánh bên phải, 2 tấm cắt 1/2 ở 2 cánh. Thông thường mình sẽ đặt lần lượt S1, S2, S3, S4 và phải tìm từng tấm một để nhận dạng khi làm bản vẽ sản xuất. Thay vào đó, mình sẽ đặt A1, A2 cho 2 tấm bị cắt 1 cánh và B1, B2 cho 2 tấm còn lại. Khi làm bvsx chỉ cần tìm các tấm có dạng Ax mình gộp lại trong cùng 1 bản vẽ mà không cần phải tìm chúng trên plan.

Tương tự cho Bx và đa số các chủng loại khác.

Vậy bí mật ở đây là gì?

Hãy xây dựng cho bạn một bảng quy ước về ký tự và áp dụng nó thường xuyên.

Còn nữa…

Trong phần 2 mình sẽ chia sẻ tiếp các nội dung còn lại trong “đơn giản hóa” và có thêm bonus nữa. Hãy đón đọc nhé.

Bạn đã đẩy nhanh tiến độ thiết kế cốp pha nhôm bằng cách nào? Bạn đánh giá thế nào về bài viết của mình? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn vào khung bình luận bên dưới.

Xem tiếp phần 2

5/5 - (9 bình chọn)
Donate

(Bài viết được cập nhật vào 16/08/2024)

Bình luận