Làm sao để giảm thiểu lỗi khi thiết kế coppha nhôm?
Đó là câu hỏi mà bản thân mình trăn trở trong suốt thời gian qua.
Thật sự mình đã mắc phải rất nhiều lỗi khi làm coppha nhôm. Gây ra thiệt hại nhỏ có, lớn có và nghiêm trọng cũng có.
Mỗi một lần làm sai là mỗi lần có cơ hội nhìn lại và tối ưu coogn việc của mình.
Trong bài viết này, mình sẽ sâu chuỗi lại một số kinh nghiệm để chia sẻ cùng bạn.
Cắt nghĩa một chút…
… lỗi thiết kế mà mình sắp nói tới là lỗi xuất phát từ khâu triển khai plan và làm bản vẽ gia công. Chúng ta cần phân biệt với các lỗi do check list, nhà máy và thi công.
Xem thêm: Check list coppha nhôm và những sai sót cần tránh
Nếu liệt kê ra từng lỗi một và khắc phục nó ra sao thì quả thật không thể nào nói hết trong những câu chữ đơn thuần được. Bởi phụ thuộc khá nhiều vào đặc thù và cách thức của đơn vị bạn đang công tác.
Ở đây mình nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến lỗi thiết kế và gợi ý để loại bỏ chúng.
Nội dung chính:
Yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế bị lỗi
- Quản lý thông tin và phân công nhiệm vụ thiết kế.
- Kinh nghiệm và năng lực của designer.
- Công tác kiểm tra trước khi triển khai sản xuất.
- Các yếu tố khách quan.
- Tiến độ dự án.
Trong các yếu tố nêu trên mình có thể khẳng định với bạn rằng 60% lỗi thiết kế xuất phát từ kinh nghiệm và năng lực của người thiết kế.
Đây là nhân tố nòng cốt và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố còn lại.
Gợi ý giúp giảm thiểu lỗi thiết kế coppha nhôm
Sẽ không có gì đáng nói nếu một dự án không đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ. Đồng nghĩa bạn có đủ thời gian để thiết kế một cách thong thả. Trong khi đó vẫn mắc phải lỗi.
Theo mình nên xem xét lại cách làm việc của bạn.
Giờ thì chúng ta cùng phân tích các yếu tố.
Kinh nghiệm và năng lực người thiết kế
Lời khuyên đầu tiên mình gửi đến bạn là sự tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ.
Mỗi người sẽ có cách thức thiết kế riêng. Mình thì làm sections trước, đánh dấu ký hiệu lên section. Tiếp theo plan vách, plan đáy dầm, plan thành dầm.
Khi làm bản vẽ gia công thì làm tấm khó trước, tấm dễ làm sau. Hoặc làm theo cảm xúc, tập trung thì làm tấm khó, không thoải mái thì làm tấm dễ,…
Có thể bạn có cách riêng của bạn. Nhưng, gợi ý mình dành cho bạn là hãy thật chính xác ở mỗi giai đoạn.
Xem thêm: Trình tự thiết kế coppha nhôm
Khi bạn không giỏi, thậm chí chưa biết gì về công việc sắp đảm nhiệm hoặc kết cấu quá khó thì sao?
Học, hỏi là câu trả lời của mình.
Trong team của bạn chắc chắn sẽ có người hướng dẫn, đừng cố gắng loay hoay tự tìm câu trả lời bạn ạ.
Điều này càng làm mất thời gian của bạn. Một khi nắm bắt được cách thức và nguyên lý thì sẽ dễ dàng hơn để bạn tự mình hoàn thành nhiệm vụ.
Cách mà mình hay áp dụng mỗi khi gặp trường hợp này là:
Hỏi người giỏi hơn và tự vẽ lại 3D kết cấu trước khi thiết kế.
Quản lý thông tin và phân công nhiệm vụ thiết kế
Lỗi thiết kế và ngay cả tiến độ công việc bị yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ.
Theo kinh nghiệm của mình, khi triển khai một dự án Việt Nam từ khi nhận bản check list cuối cùng đến hoàn thành bản vẽ gia công gửi nhà máy sản xuất (hay là thời gian thiết kế).
Có hàng chục thậm chí vài chục thông tin làm thay đổi thiết kế của bạn.
Vấn đề đặt ra làm làm sao để cập nhật đầy đủ và chính xác các nội dung này ?
Một tập note, một quyển sổ và check email thường xuyên là gợi ý của mình.
Hãy ghi chép lại tất cả những thay đổi và kiểm tra nó hằng ngày trước cho đến khi hoàn thành dự án.
Ngoài ra, nên chỉ ra nội dung cùng thời gian cập nhật cụ thể ngay trên bản vẽ bạn đang plan.
Và đừng quên inform cho đồng nghiệp, người đang cùng bạn thiết kế coppha nhôm cho chung một dự án.
Nếu bạn là nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công và kiểm tra thiết kế. Cần biết rõ điểm mạnh yếu của mỗi thành viên trong nhóm mà có cách phân công hợp lý.
Tiếp nhận, cập nhật và thông báo thông tin thay đổi đối với bạn càng quan trọng hơn ai hết.
Chat group là thật sự cần thiết. Đừng ngại thông báo ngay lập tức khi nhận được thông tin chỉnh sửa.
Ngoài ra, hằng ngày đừng quên “hỏi thăm” tình hình cập nhật của đồng đội mỗi khi kiểm tra lại ghi chú.
Và không được bỏ qua công đoạn rà sót lại toàn bộ thông tin trước khi gửi sản xuất.
Công tác kiểm tra trước khi triển khai sản xuất
Đến đây bạn đã đi được 2/3 trình tự thiết kế rồi.
Trước khi bàn giao cho nhà máy, không có cách nào hơn bằng tự mình kiểm tra lại những thứ mình đã làm.
Kiểm tra bằng cách nào?
Câu hỏi này mình tin rằng mỗi người sẽ có câu trả lời riêng.
Đối với mình, mình vẫn hay áp dụng những cách như: Chia màu theo chiều cao mỗi cấu kiện, tách riêng từng loại để kiểm tra.
Tự làm bản vẽ setting, tự vẽ ti la, nhiều khi kiểm tra từng vị trí một. Bí quyết mình bật mí ở đây là: Hãy kiểm tra chéo lẫn nhau, người làm vách kiểm tra sàn và ngược lại.
Một gợi ý nữa dành cho bạn: Nên setting và tính toán phụ kiện trước khi nộp bài.
Các yếu tố khách quan
Mất tập trung khi làm việc, nghỉ việc đột xuất hay bị dự án khác chi phối là điều không thể tránh khỏi.
Lời khuyên dành cho bạn ở đây chính là không nên đặt nặng quá nhiều vào tỉ lệ sai sót khi thiết kế mà hãy cố gắng sắp xếp công việc của bạn trước.
Tiến độ dự án
Đó là điều mình “ghét” nhất. Nó đã chi phối tất cả các yếu tố nêu trên, làm mọi thứ trở nên rối rắm và dường như khó kiểm soát nổi.
Riêng yếu tố này mình xin “mổ xẻ” ở một bài viết khác, mình sẽ mách bạn làm sao để cải thiện và sống chung với nó.
Xem tiếp: Thiết kế nhanh mà ít bị lỗi
Lời kết
Hạn chế sai sót khi thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, kinh nghiệm làm việc của bạn. Đôi khi còn bị chi phối bởi suy nghĩ và tâm trạng của bạn nữa.
Mình vẫn hay tự nhủ với bản thân rằng “có sai mới hết sai được“. Và vẫn đang cố gắng đi tìm câu trả lời hoàn chỉnh nhất.
Lời khuyên cuối cùng mình gửi đến bạn là: Hãy đặt vào tâm thế của người chịu trách nhiệm.
Chúc bạn thành công!
Bạn đã gặp những lỗi nào khi thiết kế coppha nhôm? Và khắc phục nó ra sao? Hãy cho mình biết với nhé.
Xem thêm: Giải pháp tối ưu hiệu quả sử dụng coppha nhôm
(Bài viết được cập nhật vào 22/05/2024)