cach-lam-check-list-cop-pha-nhom

#5 Check list coppha nhôm & những sai sót cần tránh

Check list là bước đầu tiên trong trình tự thiết kế coppha nhôm.

Giai đoạn này đơn vị cung cấp và nhà thầu đặt hàng cùng nhau làm rõ và xác nhận các thông tin liên quan về kết cấu, phạm vi, phương án triển khai ván khuôn nhôm.

Xem thêm: Trình tự thiết kế coppha nhôm

Bài này mình xin giới thiệu chi tiết những nội dung cần thiết trong một bộ check list coppha nhôm. Cũng như những sai sót cần tránh.

Phạm vi cấp coppha nhôm

Ở mục này cần làm rõ các vấn đề sau đây:

  • Phạm vi cấp coppha nhôm: Cấp full (dầm sàn, cột vách), cấp đến cao độ nào, bao gồm lõi hay cầu thang bộ hay không?
  • Key plan: Cách thức chia zone, khu vực thi công, có mạch ngừng thi công hay không?
  • Phạm vi cấp theo chiều cao tầng, từ tầng nào đến tầng nào, chiều cao mỗi tầng, chiều dày sàn ra sao?
  • Cung cấp lỗ mở sàn vận chuyển coppha nhôm hay không?
  • Phạm vi phụ kiện, bao nhiêu tầng chống, phụ kiện do ai cấp?
  • Bố trí nhôm trên section điển hình để xác nhận chiều cao mỗi cấu kiện.

Phương án thiết kế chi tiết

  • Khu vực sàn giật cấp, chân tường âm có thiết kế nhôm hay công trường nêm chân.
  • Lỗ M&E trên sàn làm nhôm hay đặt hộp gỗ.
  • Cần tạo lỗ chờ để gông chống đẩy nổi cho cầu thang hay không?
  • Có đặt sàn thao tác tại lõi thang hay không (khoét lỗ chờ cho kicker).
  • Lỗ thoát khi nắp đậy bậc thang kích thước bao nhiêu?
  • Dầm nổi đổ trước, hay đổ cùng lúc. Đổ sát đầu vách hay chừa khoảng cách để không phải cắt tấm vách chuẩn.

Phương án nhôm nếu dự án có kết cấu đặc biệt

  • Có làm nhôm tường biên hay không?
  • Nếu có vách hình dạng đặc biệt (khác hình chữ nhật), kết cấu dạng hình cong, elip thì tấm form làm bằng thép hay nhôm.
  • Nếu công trình dùng cáp ứng lực trước thì cần tạo lỗ chờ trên tấm nhôm cho đầu neo kéo hay không?
  • Công trình dùng hệ sàn thao tác đặc biệt ngoài biên (không phải hệ giàn dáo bao che) có cần tạo lỗ chờ cho Bracker neo hay không?
  • Với diện tích ô sàn lớn có cần thiết kế filler để xử lý khi coppha sàn bị “nở” hay không?
  • Có đính kèm Subframe cho coppha nhôm khung cửa hay không?
  • Phương án dùng Tie la cho vách có kích thước lớn.

Check list kết cấu

Nội dung này vô cùng phần quan trọng trong công tác check list coppha nhôm.

Kết cấu nhận được từ nhà thầu cần đầy đủ các thông tin: Mặt bằng dầm sàn cột vách, mặt cắt thể hiện các cấu kiện.

Kèm theo bản vẽ kiến trúc phương đứng nếu dự án có thiết kế chỉ chìm trên tường.

Check list kết cấu cần đảm bảo các nội dung cơ bản dưới đây:

  • Cần xác định chính xác cao độ của cột vách trên mặt bằng kết cấu. Nguyên tắc thiết kế ván khuôn là mặt bằng thể hiện kết cấu có vách nằm bên dưới dầm sàn. Ví dụ mặt bằng kết cấu tầng 2 thì vách từ sàn 1 lên sàn 2 trong đó dầm sàn của tầng 2.
  • Triển khai lại mặt bằng thể hiện đầy đủ kết cấu. Yêu cầu kiểm tra chiều dày sàn. Cách thức ký hiệu trên bản vẽ.
  • Cần làm rõ cách ghi tên dầm trên bản vẽ kết cấu. Ghi theo kích thước thực hay tính từ cao độ sàn chuẩn kết cấu.
  • Đưa ra các câu hỏi nếu kết cấu chưa rõ ràng hoặc còn thiếu.
  • Cắt mặt cắt qua từng loại cấu kiện để xác nhận cao độ, chiều cao.
  • Xác định vị trí, kích thước các lỗ mở sàn nếu thiết kế nhôm.
  • Chỉ rõ kích thước vị trí lỗ chờ cần bơm bê tông, lỗ trắc đạt trên mặt bằng.
  • Bản vẽ xác nhận vị trí, cao độ đầu cáp ứng lực nếu có.
  • Thể hiện vị trí, cao độ chỉ chìm (grooveline), chỉ nước (water drop) hoặc những chi tiết đính kèm nếu có. Đồng thời xác nhận kích thước của chúng.
  • Xác định vị trí mạch ngừng thi công.

Lưu ý cho phần này:

Cần kiểm tra cẩn thận các mặt cắt trên bản vẽ gốc. Tránh tình trạng không đồng bộ giữa kích thước hoặc tên gọi thể hiện trên mặt bằng và bản vẽ chi tiết.

Đối với sàn có phương án giật mặt và đáy, cần xác nhận vị trí đường celling (vị trí đáy sàn).

Mình gặp khá nhiều trường hợp trên mặt bằng không thể hiện, khi triển khai check list bỏ qua chi tiết này. Nếu người thiết kế thiếu kinh nghiệm sẽ xem đường giật cấp và giật đáy là một. Tất nhiên, nhôm sẽ sai.

check-list-cop-pha-nhom

Cần hỏi nhà thầu có cửa sổ hoặc lỗ mở kỹ thuật trên tường kết cấu hay không?

Đối với dự án có thiết kế coppha nhôm cho tường biên

Cần thảo luận với khách hàng về việc trừ hao để lắp khung cửa, chẳng hạn trừ mỗi bên 5mm. Cắt qua từng vị trí cửa sổ để xác nhận chiều cao dầm kết cấu và dầm cửa.

Không nên bỏ qua các vị trí đỉnh tường biên tới sàn mà không có dầm cửa. Rất hiếm trường hợp tường kết cấu hoặc tường kiến trúc vị trí logia lên thẳng tới sàn mà không có dầm.

Ngoài ra cần lưu ý tường biên có vướng vị trí Hoist hay tay cẩu tháp không?

Đối với cao độ và tên gọi dầm cần làm rõ, vì đa số chiều cao dầm trong bản vẽ kết cấu chỉ thể hiện chiều cao thực (chiều cao bê tông) trong khi đó chiều cao dầm trong thiết kế nhôm luôn được quy ước tính từ cao độ sàn chuẩn Cos 0.

Ví dụ, dầm 1000 mm tính đáy dầm đến cos 0, tại khu vực sàn âm 100 chiều cao thực của dầm là 900mm, tên gọi trên bản vẽ kết cấu vẫn để 900, nhưng khi thiết kế nhôm chỉ quan tâm đến cao độ đáy dầm là 1000mm. Do vậy người làm check list không nên căn cứ vào tên gọi trên bản vẽ gốc.

Khi đưa ra những câu hỏi, càng chi tiết càng tốt. Không nên hỏi chung chung dễ gây nhầm lần. Nên tách riêng 1 vị trí một câu hỏi để tránh trường hợp một câu hỏi cho nhiều vị trí có câu trả lời không giống nhau.

Việc bố trí, chia bản vẽ cũng nên rõ ràng, đầy đủ các đề mục. Đảm bảo mật độ, tỉ lệ cân đối để khi in ấn phải rõ ràng.

Check list cầu thang bộ

Mình tách riêng mục này ra khỏi phần kết cấu bởi lẽ nó tuy nhỏ nhưng có khá nhiều vấn đề cần nêu ra. Điều đầu tiên bạn nên lưu ý, bản vẽ kết cấu nhận được thường thể hiện cầu thang đổ bản, bậc xây gạch.

Tuy nhiên, nếu làm nhôm, bậc và bản thang sẽ đổ toàn khối. Như vậy, chiều dày bản thang nhiều khi không thể căn cứ theo bản vẽ kết cấu. Trừ khi họ triển khai phương án đổ toàn khối và gửi cho bạn.

Thường thì mình chỉ tham khảo chiều cao bậc, số bậc, hướng đi để triển khai lại dựa trên mặt bằng kiến trúc/kết cấu.

Trong check list này bạn cần làm rõ các vấn đề sau đây:

  • Thể hiện đầy đủ kết cấu trên mặt bằng. Cắt qua các bản thang để thấy được chi tiết bề dày bản, chiều cao bậc, số bậc, kích thước dầm.
  • Yêu cầu nhà thầu kiểm tra tất cả các kích thước trên bản vẽ.
  • Kiểm tra bậc thang có vát mũi, hay vát cạnh hay không?
  • Đề xuất những phương án thay đổi nếu kết cấu gây khó khăn cho thiết kế nhôm.
  • Cao độ sàn chiếu tới so với sàn chuẩn. Thông tin này đặc biệt cần thiết và quan trọng.
  • Các dầm, cột phụ có ở cao độ nào?

Các nội dung khác

  • Trong trường hợp triển khai check list coppha nhôm tầng thay đổi, bạn nên chỉ ra những vị trí thay đổi trên bản vẽ để yêu cầu nhà thầu xác nhận.
  • Nếu có quá nhiều thay đổi, cần kiểm tra và thể hiện lại kết cấu chính xác. Điều này khiến người thiết kế coppha nhôm sẽ gặp nhiều khó khăn và sai sót.
  • Cần làm rõ các phương án nhôm có thay đổi so với điển hình hay không.
  • Ngoài ra trong bộ bản vẽ check list coppha nhôm còn phải có các đề mục phụ như ghi chú hướng dẫn trả lời câu hỏi, nhật ký trao đổi, trang bìa,…

Lời kết

Không nên xem thường tầm quan trọng của công tác check list coppha nhôm.

Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi người phụ trách cần có một chút kinh nghiệm về kết cấu, tính cẩn thận và tỉ mỉ. Tránh bỏ sót các thông tin trao đổi giữa các bên để kịp thời cập nhật thay đổi kết cấu hoặc phương án thiết kế.

Với mỗi dự án, mỗi nhà đơn vị sẽ có những nội dung và cách thực hiện khác nhau. Nhưng check list càng rõ ràng, chính xác, tỉ lệ sai sót thiết kế sẽ được giảm thiểu.

Kinh nghiệm của bạn trong công tác check list coppha nhôm là gì? Hãy chia sẻ với mình nhé. Khung bình luận là của bạn.

Xem thêm: Giải pháp tối ưu hiệu quả sử dụng coppha nhôm

5/5 - (8 bình chọn)
Donate

(Bài viết được cập nhật vào 22/05/2024)

2 Bình luận

  1. Đỗ Thanh Hải

Bình luận