su-co-he-chong

Sự cố hệ chống cốp pha nhôm: Do đâu?

Còn nhớ cách đây hơn 6 năm, khi mà blog này chưa ra đời, lúc tham gia phỏng vấn “thử” ở một công ty cốp pha nhôm, nhà tuyển dụng đã hỏi mình:

  • Câu 1: Bộ phận nào trên cây chống đơn chịu lực nhiều nhất?
  • Câu 2: Bộ phận nào thường bị biến dạng sau thời gian sử dụng?

Hồi đó, mình chỉ biết thiết kế, bố trí mấy tấm nhôm như thế nào, chứ làm gì để ý đến cây chống, tính toán chịu lực ra sao…

Mình đã trả lời ú ớ, kiểu như:

  • Câu 1: Vị trí kết nối giữa 2 ống típ…
  • Câu 2: Ống típ nhỏ bên trên….

Thật sự, hơi run nên mình cũng chẳng hình dung được cái chống đơn nó ra làm sao, không biết đúng sai thế nào.

Phỏng vấn xin việc ở công ty vừa sản xuất cốp pha nhôm vừa cây chống thì hơi bị “khoai” ấy nhỉ!!!!!!

Vì “fail” và nhận thấy hỏng kiến thức sau buổi phỏng vấn, nên Blog Cốp Pha Nhôm ra đời sau đó….

Mình dẫn chuyện mang tính cá nhân một chút để bắt đầu cho nội dung khá liên quan:

  • Sự cố gặp phải nếu như hệ chống cốp pha nhôm có vấn đề.
  • Nguyên nhân cơ bản khiến hệ chống vượt tải.
  • Thông số kỹ thuật của cây chống đơn.
  • Cách tính toán kiểm tra hệ chống cốp pha nhôm.
  • Các lưu ý để giảm thiểu rủi ro cho hệ chống.

Bài này mình sẽ tập trung nhiều hơn vào cây chống đơn (Support Pipe – dạng 2 ống típ) hoặc tên gọi khác là cây chống tăng.

cay-chong-don-cop-pha-nhom

Hệ chống đơn cốp pha nhôm

Tuy nhiên một số thông tin có thể áp dụng cả cho các loại chống khác. Chẳng hạn cây chống giáo nêm.

Xem thêm: Các loại cây chống thường dùng trong hệ cốp pha nhôm.

chong-giao-nem-cop-pha-nhom

Cốp pha nhôm sử dụng hệ chống giáo nêm

Sự cố gặp phải nếu hệ chống bị vượt tải

Mình gần như muốn “né tránh” khi phải nghĩ đến rủi ro do hệ chống sàn gây ra.

Vì theo mình, đó là một trong những sự cố nghiêm trọng đối với thi công. Cũng là điều mà dân thợ xây như anh em chúng ta lo sợ.

Không ai mong muốn điều đó xảy ra….

sap-san-cop-pha-nhom

Sự cố sập sàn khi đổ bê tông. Ảnh: Internet

Nhưng né tránh không phải là phớt lờ các biện pháp giảm thiểu, ngăn chặn.

Dù muốn hay không mình cũng liệt kê ra đây các sự cố có thể gặp phải:

  • Nứt võng, biến dạng bê tông dầm sàn.
  • Ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu.
  • Sập sàn gây thiệt hại về người và tài sản.
  • Làm chậm tiến độ dự án.
  • Ảnh hưởng đến uy tín của các bên liên quan.
  • Rắc rối về luật pháp, cơ quan nhà nước.
  • Công trình bị tạm dừng hoặc thậm chí đình chỉ thi công…
nut-san-cop-pha-nhom

Sự cố nứt sàn sau khi tháo cốp pha nhôm

Nguyên nhân khiến hệ chống vượt tải

Ở góc độ thiết kế cốp pha nhôm, mình cho rằng những nguyên nhân sau đây cần phải đề cập:

  • Thiết kế sai.
  • Tính toán cẩu thả.
  • Cây chống không đảm bảo chất lượng.
  • Sử dụng cây chống không đúng chủng loại.
  • Thi công, lắp đặt không đúng quy trình kỹ thuật.
  • Khâu kiểm tra, giám sát không chặt chẽ (tính toán, kiểm định, thi công, bảo quản,…).
  • Tiết kiệm chi phí vật tư thi công.

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng biết những điều lý thuyết ấy!

Để cụ thể, mình sẽ điểm qua cho bạn những lý do cụ thể hơn.

..........

Đây là bài viết QUAN TRỌNG, chỉ có THÀNH VIÊN mới xem được toàn bộ nội dung.

  • Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng đăng nhập vào form bên dưới.
  • Hoặc đăng ký mới để xem, tải tất cả tài liệu trên Blog và được hỗ trợ từ admin.
  • Cũng có rất nhiều tài liệu, bài viết khác không cần phải đăng ký.
  • Existing Users Log In