Mình tiết lộ cho bạn một thông tin rất thú vị:
Với tổng giá trị gói cung cấp cốp pha nhôm bao gồm ván khuôn và phụ kiện, thì phụ kiện chiếm 20-40%. Nhưng thời gian để người thiết kế hoàn thành chỉ mất khoảng 10% tổng thời gian.
Sau khi xem xong bài này, mình chắc chắn thời gian 10% nói trên có thể sẽ ít hơn.
Nội dung chính:
Phụ kiện cốp pha nhôm bao gồm những gì?
- Chốt nêm (Pin – Wegde pin): Sử dụng để liên kết các cấu kiện nhôm liền kề.
- Chốt dài (Long pin): Liên kết giữa các thành phần trong hệ đỡ sàn (End beam, Prop head, Middle beam).
- Tie la (Flat tie): Chịu lực chính của hệ đứng, liên kết giữa các tấm nhôm đối diện.
- Bulong (Al-Bolt): Liên kết giữa Top với tấm Wall chuẩn, Rocker với tấm vách,…
- Cây chống: Chống sàn, dầm.
- Gông tường (Al Waller bracket): Gông cây 5 vuông vào nhôm để chống hỗ trợ phương đứng vách.
- Chống chân (Al bottom supporter): Chống hỗ trợ chân vách.
- Cây tháo (Panel puller): Dụng cụ tháo cốp pha nhôm.
- Phụ kiện kicker: Hệ neo vào bê tông để ổn định kicker tạo chỗ tựa cho tấm nhôm bên trên, bao gồm:
- L neo (Anchor bolt): Neo vào bê tông.
- D-cone: Thường bằng nhựa, để tạo liên kết với các cấu kiện bên ngoài (theo hướng có thể tháo ra dùng lại).
- Bulong dài (Primary bolt): Liên kết với L-type thông qua D-cone để giữ kicker theo phương đứng.
- Pat và con chuồn (Square washer – Wing nut): Liên kết với bulong dài để giữ kicker theo phương ngang.
Nên xem: Phụ kiện cơ bản trong hệ cốp pha nhôm.
Tính phụ kiện cốp pha nhôm như thế nào?
- Pin = Tổng diện tích cốp pha nhôm * 14 (hệ số kinh nghiệm).
- Long pin = Số cây chống sàn (không tính chống dầm ) /3 *2 = Số lượng Joint Bar.
- Wegde Pin = Pin + Long Pin.
- Gông tường, Flat tie, chống chân : Tính toán theo bố trí trên plan.
- Cây chống: Tính toán theo plan hoặc tính bằng Excel (mình sẽ có bài hướng dẫn riêng).
- Phụ kiện kicker, Al-bolt: Hơi phức tạp. (mình sẽ chia sẻ bảng tính cụ thể cho bạn).
Khi tính phụ kiện cần lưu ý những gì?
- Thiết kế đúng plan là yêu cầu tối thiểu cần đảm bảo.
- Tính chốt nêm thường không cần cộng diện tích tầng thay đổi.
- Gông tường thường tính theo 2 lớp, đối với chiều cao tầng lớn hơn 3.5m nên tính 3 lớp.
- Chống chân tính 1 lớp. Có thể dùng plan gông tường để tính bằng cách xóa đi gông tại các vị trí không có sàn.
- Cây chống nên lưu ý chiều dài Prop head, có nhiều trường hợp 1 đầu chống cần 2 hoặc 3 cây chống.
- Kicker tính cho cả cầu thang. Nên có tiêu chuẩn bố trí anchor theo chiều dài của kicker.
- Bulong khi tính cho Top panel chỉ áp dụng cho top tận dụng, tránh trùng lặp.
- Gợi ý quan trọng dành cho bạn. Nên plan tie la, gông tường trên mặt bằng setting. Vừa chính xác vừa kiểm tra lỗi Aluform.
- Tùy vào yêu cầu của nhà thầu, bạn sẽ tính thêm hệ số hao hụt và đưa ra con số chính xác.
Giờ thì bạn hãy áp dụng vào công việc của mình xem con số 10% mình nhắc tới nhé.
Dành cho bạn: File Excel bảng tính phụ kiện
(Bài viết được cập nhật vào 22/05/2024)
Chốt dẹp ngắn 1kg bao nhiêu con ad
các bác cho em hỏi cái cốp pha nhôm này có định mức ko ạ ?
WE SELL ALUMINUM FORMWORK ACCESSORIES. PIN , WEDGE , WALLER BRACKET, ANCHOR BOLT AND OTHER .
IF YOU WANT IMPORT PLEASE CONTACT ME
JACK
TEL/WECHAT/WHATSAPP :+86-18134172925
jack@mfg2dsr.com
OK JACK
E hỏi chốt tròn ngắn thì Bao nhiêu con/1kg
Chốt ngắn kích thước 16×55 thì khoảng 13 con/kg nhé em
nếu chốt tròn nhân hệ số 14 thì hơi nhiều (vượt thực tế khoảng 10-15%)
Cảm ơn ý kiến của anh.
Tuy nhiên, với dự án VN do tỉ lệ hao hụt khá cao, tấm top CN sử dụng Pin chứ ko Bolt như tính toán, ngoài ra hệ dầm khá nhiều dẫn tới cấu kiện vụng. Con số này có thể giải thích được.
Con số 14 này với các dự án nước ngoài như Hàn Quốc, Ấn Độ là 11
Ai biết chỗ nào bán puller cậy nhôm không chỉ tôi với
cái này mình ko rành lắm
Cần móc tháo chốt và xà cậy chữ Y ở hà nội thì liên hệ mình nhé
Vote