cong-ty-cop-pha-nhom-vn-dung-hoat-dong

Vì sao các công ty cốp pha nhôm VN “tạm dừng cuộc chơi”?

Đầu năm 2021, các công ty cốp pha nhôm nội địa như Saki Form, BM Form đồng loạt “tạm dừng cuộc chơi”.

Bạn có cho rằng Cô-ro-na là “trà xanh” đã khiến họ phải chia tay thị trường?

Mình thì nghĩ, mảng cốp pha nhôm mà Saki hay BM tham gia chỉ là “bắt trend”. Nên không ngoài khả năng họ chủ động “cash out” khi thị trường có dấu hiệu “down trend”.

Nhưng liệu họ có kịp “thoát hàng” như các hodler nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường tài chính?

Và thị trường cốp pha nhôm có thực sự đã đi xuống?

Quan điểm cá nhân của mình, có mấy lý do làm cho các công ty cốp pha nhôm trong nước phải nhường lại thị phần:

  • Giá nguyên vật liệu tăng cao.
  • Hạn chế về quản lý.
  • Cạnh tranh khốc liệt.
  • Thị trường bất ổn.
  • Không đủ khả năng gồng lỗ.

Bài này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích nhiều hơn những nguyên nhân trên.

Nguyên nhân chủ quan

Khi du nhập và trở nên thịnh hành tại Việt Nam, cốp pha nhôm dường như phát triển theo mô hình “up trend” mà anh em xanh đỏ, bò gấu thường gọi.

Nên khó tránh khỏi tình trạng fomo.

Nhưng mình cho rằng, các doanh nghiệp VN chọn hướng cung ứng ván khuôn nhôm không phải fomo như các newbie tài chính.

Họ cũng đã nghiên cứu tiềm năng, độ lớn thị trường cũng như hiểu rõ nội lực của doanh nghiệp.

Có thể xem đó là một cuộc “dạo chơi” có toan tính.

Vậy nên, để phát triển nhanh không còn giải pháp nào tốt hơn là:

Sao chép mô hình

Bằng cách:

  • Chiêu mộ nhân viên dày dặn kinh nghiệm từ các công ty cốp pha nhôm Hàn Quốc.
  • “Nhân bản” mô hình hoạt động, từ phòng ban chuyên môn đến cách thức quản lý, giao tiếp khách hàng.
  • “Sao y” quy chuẩn thiết kế, sản xuất.
  • “Dùng tạm” phần mềm thiết kế, quản lý.

Tuy có thể rút ngắn được quy trình xây dựng hệ thống, nhưng tồn tại những bất cập:

  • Chỉ là sao chép “bề nổi”.
  • Phụ thuộc vào năng lực nhân viên.
  • Khó đồng hộ với hệ thống cũ.

Nếu như dừng lại ở qui mô phát triển vừa và nhỏ, chia sẻ thị trường ngách, theo mình phương án “sao chép” này sẽ mang lại những hiệu quả nhất định.

Nên nguyên nhân “dừng cuộc chơi” có lẽ đã bị chi phối nhiều hơn bởi các vấn đề dưới đây.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Mình biết thì hầu hết các công ty cốp pha nhôm Hàn Quốc đều tự chủ được nguồn nguyên liệu.

Cụ thể từ:

  • Sản xuất phôi (extrudetion).
  • Chất lượng vật liệu (material).
  • Tái chế nhôm hết hạn (recycling).

Đến việc:

  • Duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu.
  • Hạn chế biến động về giá.
  • Linh động dòng tiền.

Một khi không chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu, phải nhập khẩu từ bên thứ ba. Sẽ nảy sinh các bất cập:

  • Tăng chi phí sản xuất.
  • Giảm chất lượng cốp pha nhôm.
  • Hạn chế trữ lượng tồn kho.

Để tăng doanh số bán hàng, cải thiện doanh thu, dường như các doanh nghiệp cốp pha nhôm nội địa đã chọn cách:

Giảm giá

Không đủ kiến thức để đào sâu, nhưng theo quan điểm của mình, giảm giá không phải là cách để phát triển bền vững.

Bởi các lý do:

  • Gồng lỗ.
  • Khó up-sale.
  • Khách hàng dễ đến cũng dễ đi.

Ngược lại, các công ty Al-form Hàn thay vì giảm giá, họ đã chọn cách nâng cấp dịch vụ kèm theo như:

  • Miễn phí vật tư thi công.
  • Tăng cường nhân viên hỗ trợ.
  • Đẩy nhanh tiến độ cấp hàng.
  • Miễn phí sửa chữa, cấp bù.
  • Linh hoạt thanh toán hợp đồng,…

Nếu như cạnh tranh về giá hiệu quả trong short-term, một vấn đề khác lại nảy sinh:

Hạn chế kho bãi

Để tối ưu chi phí, các công ty nước ta đều sử dụng kho bãi có sẵn, hoặc thuê lại. Chắc chắn sẽ hạn chế về qui mô.

Bạn cũng biết, cốp pha nhôm thuộc dạng cồng kềnh, khi trữ lượng đủ lớn cần phải có kho bãi diện tích đủ lớn.

Chưa kể dây chuyền sản xuất, tập kết, bảo dưỡng, sửa chữa cũng đòi hỏi không gian.

Trong khi đó, các công cty cốp pha nhôm Hàn Quốc đều sở hữu nhà máy, kho bãi qui mô lớn tại nước ta.

Muốn cạnh tranh, công ty nội địa cần phải mở rộng nhà máy, kho bãi. Nhưng lại gặp vấn đề lớn:

Hạn chế nguồn vốn

Cung cấp cốp pha nhôm không phải là mảng kinh doanh chủ đạo của các công ty trong nước.

Nên nguồn vốn đầu tư luôn có giới hạn, thậm chí không đủ lớn.

Đầu tư mảng mới, đặc biệt về sản xuất, mình cho rằng chi phí ban đầu không hề nhỏ.

Nếu bỏ qua các vấn đề về năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, khả năng kinh doanh. Thì theo mình nguồn vốn là vấn đề quan trọng nhất khiến cho các công ty cốp pha nhôm nội địa đành “dừng cuộc chơi”.

Mình sẽ nói rõ hơn ở phần:

Nguyên nhân khách quan

Có thể kể đến như: Biến động của nền kinh tế, nội bộ công ty, thay đổi định hướng doanh nghiệp,….

Nhưng dễ thấy nhất là:

Thu hồi vốn chậm

Nếu những năm 2016 trở về trước, khi mà các công ty trong nước tham gia cuộc chơi, mình nhớ hầu hết chỉ có hình thức mua và bán cốp pha nhôm.

Có lẽ khi ấy:

  • Nhôm còn quá mới mẻ.
  • Công ty Hàn chưa có nhà máy tại VN.
  • Doanh nghiệp xây dựng đang ăn nên làm ra.

Nếu chỉ có bán, thì bán nhôm nhanh có lời thật. Nhưng mọi chuyện đã không theo chiều hướng thuận lợi, mà:

Dịch chuyển gần như hoàn toàn từ bán sang cho thuê.

Xem thêm: Xu hướng cho thuê cốp pha nhôm

Một lần nữa, buộc các công ty cốp pha nhôm phải thay đổi để thích nghi:

  • Mở rộng nhà máy, kho bãi.
  • Xây dựng quy trình cho thuê, thu hồi (còn rất hạn chế).
  • Nhập nhiều nguyên liệu hơn.

Điều quan trọng nhất là: Cho thuê cốp pha nhôm thu hồi vốn khá chậm.

Giá thuê thường chỉ bằng 30% giá bán, nên cần phải cho thuê ít nhất 3 dự án mới có lời.

Tính đơn giản, mỗi dự án thi công 1 năm thì cần ít nhất 3 năm mới thu hồi vốn với mỗi lô hàng cho thuê.

Như vậy, ngoài vốn đầu tư ban đầu thì cần thêm vốn để vận hành tổ chức, nhập nguyên vật liệu.

Và nếu như….

Những vấn đề sau cộng hưởng thì sẽ như thế nào:

Biến động của nền kinh tế

Thật sự, dịch bệnh đã khiến không ít các doanh nghiệp “ngấm đòn”. Các công ty cốp pha nhôm cũng không ngoại lệ:

  • Công trình dừng thi công, chậm thanh toán.
  • Tăng chi phí 3 tại chỗ.
  • Nhập khẩu khó khăn, giá nguyên vật liệu tăng cao.
  • Và vô vàng vấn đề phải giải quyết.

Kéo theo đó còn có các vấn đề vĩ mô:

  • Nhà nước xiết chặt tín dụng để giảm lạm phát.
  • Ngân hàng tăng lãi suất để hạn chế cho vay.
  • Thị trường bất động sản “ì ạch”, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Bởi thế, kinh doanh cốp pha nhôm chưa lời mà đã tiếp tục “bù lỗ”.

Lại còn tình trạng:

Đơn hàng từ các nhà thầu lớn ít đi

Giai đoạn mua bán cốp pha nhôm thịnh hành cũng là thời điểm các cty xây dựng top đầu thịnh vượng.

Lượng cốp pha nhôm tích luỹ tương đối lớn theo thời gian. Nên dễ hiểu khi họ mua hoặc thuê nhôm ngày càng ít đi.

Chưa kể họ còn sở hữu những công ty thành viên đủ năng lực thiết kế, gia công và cung cấp ván khuôn nhôm.

Khó khăn chồng chất, buộc các công ty trong nước phải:

Thay đổi định hướng phát triển

Tài chính có giới hạn, làm mãi không có lời, liên tục bù lỗ, không phải mảng chủ lực, cạnh tranh khốc liệt, thị phần ngày càng thu hẹp,…

Vậy lý do gì để tiếp tục!

Dừng lại đúng lúc, có khi lại là thành công, thể hiện tầm nhìn và định hướng của ban lãnh đạo công ty.

Vì sao mình nói như vậy?

Tổng kết: Quan điểm cá nhân

Dù các công ty cốp pha nhôm dừng lại với nguyên nhân gì thì mình cho rằng họ đã bắt đầu với lý do rất thực tế:

  • Tham gia khi thị trường bắt đầu sôi động.
  • Tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có.
  • Giá thành nguyên vật liệu còn rẻ.
  • Tạo động lực phát triển cho mảng chủ lực.
  • Tăng tính cạnh tranh cho thị trường cốp pha nhôm nước nhà.

Và khi nhận thấy, cốp pha nhôm không còn nhiều cơ hội để mang lại lợi nhuận thì dừng lại là phương án tốt nhất.

Vậy tại sao các công ty cốp pha nhôm xứ kim chi vẫn “tồn tại” ở Việt Nam.

Thực sự, họ cũng gặp không ít khó khăn tại thị trường nước ta, kể cả nước ngoài (oversea) hay nội địa (domestic). Nhưng nhờ vào:

  • Nguồn tài chính dồi dào.
  • Kiểm soát được vòng quay dòng tiền.
  • Bộ máy vận hành chuyên nghiệp.
  • Chủ động được nguồn nguyên vật liệu, kho bãi.
  • Cung cấp cốp pha nhôm cho nhiều thị trường.

Còn một số công ty cốp pha nhôm Việt Nam khác, vì sao họ vẫn tham gia cuộc chơi? Có lẽ họ:

  • Đánh vào thị trường ngách, nhỏ lẻ, ít cạnh tranh.
  • Vừa gia công, vừa thi công cốp pha nhôm.
  • Trữ lượng tồn khó lớn, ít bị ảnh hưởng bởi giá vật tư.
  • Có “chống lưng”, tiềm lực tài chính.

Xem thêm: Lối đi nào cho cốp pha nhôm VN?

Dù là doanh nghiệp VN hay HQ, vấn đề nằm ở họ có chấp nhận và đủ khả năng “gồng lỗ” hay không, mục tiêu của họ là gì.

Nếu xem cốp pha nhôm là mảng kinh doanh “tức thời”, bắt xu hướng thì dù cho “stop loss” hay “take profit” cũng là điều dễ hiểu.

Biết đâu một ngày nào đó, họ sẽ quay trở lại và lợi hại hơn xưa!

Xem thêm: Dánh sách các công ty cốp pha nhôm tại Việt Nam

5/5 - (6 bình chọn)
Donate

(Bài viết được cập nhật vào 07/06/2023)

Bình luận