Thành phần cơ bản của hệ coppha nhôm dĩ nhiên sẽ là bài đầu tiên trong Series Coppha Nhôm toàn tập.
Và sẽ rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về hệ ván khuôn nhôm, đặc biệt là các bạn sinh viên đang làm đồ án hoặc mới ra trường.
Nếu bạn đã tường tận rồi thì cũng nên xem qua để tìm lỗi và bổ sung giúp mình ^^.
Bắt đầu nhé!
Nhìn hình trên bạn liên tưởng điều gì?
Có thể hệ nhôm phổ biến tại Việt Nam khi sử dụng cho nhà cao tầng, thế nhưng so với nhà ở thấp tầng thì vẫn bao gồm những cấu kiện cơ bản.
Mỗi cấu kiện coppha nhôm sẽ được thiết kế và sản xuất theo nguyên tắc:
- Đảm bảo khả năng chịu lực
- Có thể gia công sản xuất
- Dễ dàng lắp dựng, tháo dỡ
- Tỉ lệ tái sử dụng cao.
Ngoài ra, còn phải thỏa tiêu chí về chất lượng, thẫm mỹ.
Trong bài viết này, mình chỉ tập trung vào tên gọi, vai trò, vị trí và kích thước của chúng.
Mục lục bài viết
#1. Tấm coppha vách
- Tên gọi: Wall Panel
- Vai trò: Định hình bê tông phương đứng
- Vị trí: Phương đứng cột vách
- Kích thước: WxH, 100<W<600, 600<H<2450
- Phân loại: Tấm chuẩn W=@50, H=2300, 2450, 2650 (đối với tấm có chân Rocker), 2250, 2400, 2600 (tấm không có chân).
Hình minh họa:
Trong đó: Rocker có hình dạng chữ L, một cạnh gắn với tấm nhôm, cạnh còn lại tiếp xúc bê tông và đứng trên sàn đã đổ, giúp dễ tháo lắp tấm vách.
#2. Tấm coppha sàn
- Tên gọi: Slab Panel
- Vai trò: Định hình bê tông phương ngang
- Vị trí: Mặt dưới bê tông sàn
- Kích thước: WxL, 100<W<600, 600<L<1200
- Phân loại: Tấm chuẩn W=@50, L=@150
Hình minh họa:
#3. Tấm coppha đáy dầm
- Tên gọi: Beam Bottom Slab Panel
- Vai trò: Định hình bê tông phương ngang
- Vị trí: Mặt dưới bê tông đáy dầm
- Kích thước: WxL, 100<W<600, 600<L<1200, có gắn thêm cánh (angle) theo phương L
- Phân loại: Tấm chuẩn W=@50, L=@150
#4. Tấm coppha thành dầm
- Tên gọi: Al Beam Panel
- Vai trò: Định hình bê tông dầm phương đứng
- Vị trí: Mặt bên bê tông dầm
- Kích thước: HxL, 100<L<1800, 100<H<600
- Phân loại: Tấm chuẩn L=@50, H=@150
Hình minh họa:
#5. Tấm coppha góc vách và sàn
- Tên gọi: Slab Conner Panel
- Vai trò: Định hình bê tông tại vị trí chuyển hướng từ phương đứng sang phương ngang
- Vị trí: Vị trí giao nhau giữa coppha vách và sàn
- Kích thước: HxL, 100<H<220, 100<L<2400
- Phân loại: Tấm chuẩn H=@50, L=@150
Hình minh họa:
#6. Tấm coppha góc trong vách và sàn
- Tên gọi: Slab Inconer Panel
- Vai trò: Định hình bê tông tại vị trí chuyển hướng từ phương đứng sang phương ngang tại vị trí góc tường
- Vị trí: Vị trí giao nhau giữa coppha vách và sàn
- Kích thước: (L1+L2)xH, L1, L2 : chiều dài 2 cạnh, H chiều cao
- Phân loại: Tấm chuẩn L1, L2=@50, L=@150, <600
Hình minh họa:
#7. Tấm coppha đầu chống sàn
- Tên gọi: Prop Head
- Vai trò: Định hình bê tông phương ngang và gắn cây chống sàn
- Vị trí: Vị trí dưới mặt sàn
- Kích thước: 150×300
Hình minh họa:
#8. Tấm coppha giữa hệ chống sàn
- Tên gọi: Middle Beam
- Vai trò: Định hình bê tông phương ngang mặt dưới sàn
- Vị trí: Vị trí nối giữa 2 đầu chống Prop Head
- Kích thước: 900×150
Hình minh họa:
#9. Tấm coppha cuối hệ chống sàn
- Tên gọi: End Beam
- Vai trò: Định hình bê tông phương ngang mặt dưới sàn
- Vị trí: Vị trí nối giữa đầu chống sàn Prop Head và Slab Conner
- Kích thước: Lx150, 200xL<900
- Phân loại: Tấm chuẩn L=@150
Hình minh họa:
#10. Tấm Coppha V góc
- Tên gọi: Angle Delivery
- Vai trò: Kết nối 2 tấm vách ở 2 phương vuông góc
- Vị trí: Không tiếp giáp bê tông, góc 2 tấm coppha.
- Kích thước: (63.5+63.5)xL
- Phân loại: Tấm chuẩn L=2400, @150
Hình minh họa:
#11. Tấm Coppha đỡ vách
- Tên gọi: Kicker Panels
- Vai trò: Đỡ chân tấm coppha vách ở khu vực không có sàn
- Vị trí: Bên dưới tấm vách không có rocker
- Kích thước: 200xL
- Phân loại: Tấm chuẩn L=2400
Hình minh họa:
Bạn có thể xem qua video dưới đây để tận mục sở thị các cấu kiện cơ bản trong hệ coppha nhôm:
Bài tiếp theo: Phụ kiện trong hệ coppha nhôm
Cùng Hưng đào coin: Đang có dự án khai thác coin miễn phí, nếu bạn có hứng thú và muốn TĂNG THU NHẬP trong tương lai thì tham gia cùng mình.
Chào em. Anh thấy coffa nhôm chưa thông dụng cho xây nhà dân cư đơn lẻ nhưng anh lại rất muốn cho thợ học hỏi và quen dần với công nghệ này. Thí dụ anh xây cột 20cm vuông cao 3.1m và vách tường liền kề cao 3.1m ngang 4.2m đỗ bê tông 10cm thì anh cần những phụ kiện nào? Thật lòng anh cũng ko biết gì về coffa nhôm. Mong em có thời gian dạy anh với. Chân thành cám ơn. Em có thể liên lạc anh qua email trungthaing@gmail.com, hoặc dtdd và zalo 0936093139
Chào bạn
Bạn có thể mail trực tiếp cho mình để trao đổi chi tiết hơn nhé !
Email : blogcopphanhom@gmail.com
Minh muon hoi thue cot pha nay thi o dau nhi
cảm ơn bạn
Chào admin!
Cho tôi hỏi Kicker là bộ phận gì vậy? Có tác dụng gì?
cảm ơn!
Chào anh Lễ, Kicker là có tác dụng làm điểm tựa của hệ nhôm vách tại khu vực không có sàn. Kicer được neo vào tường thông qua anchor
Minh muon hoi thue cot pha nay thi o dau nhi
cảm ơn bạn