Đã có bao nhiêu công trình cao tầng tại Việt Nam sử dụng hệ ván khuôn, giàn giáo bao che tự leo (climbing systems)?
Có những đơn vị nào cung cấp giải pháp này?
Những loại hình nào được áp dụng?…
Không ít!
… đó là câu trả lời sau quá trình tự tìm hiểu của mình.
Xem thêm: Các công ty cung cấp hệ cốp pha trượt cho nhà cao tầng tại Việt Nam
Dù chỉ “nhòm ngó” vài công ty điển hình nhưng dường như mình đã rất “hoang mang”. Vì mỗi nơi lại có nhiều hình thức Climbing Systems áp dụng cho công trình cao tầng.
Mình tin rằng bạn đã từng nghe:
- Peri: CB (Climbing Formwork), FB (Folding Platform), SCS (Single-Sided Climbing System), ACS (Self Climbing System: ACS R, ACS P, ACS G, ACS S, ACS V), RCS (Rail Climbing System: RCS C, RCS CL, RCS P, RCS MP, LPS),…
- Kumkang: KSC (Self Climbing: KSC C, KSC H), KGB (Gangform Bracket: KGB H, KGB C), KSB (Slab Bracket: KSB H, KSB C, KSB P), K Cage (Cage System),…
- Formtech: SCC, SCC + FBP.
- S-Form: A.C.S (Auto Climbing System), P.C.S (Portable Climbing System), G.C.S (Guide rail Climbing system), S.C.S (Safety Climbing System),..
Đó chỉ là những đơn vị quen thuộc đã có mặt ở nước ta. Nhưng đã có quá nhiều tên gọi, nhiều đặc điểm khác nhau.
Làm sao để cô đọng khi truyền tải đến mọi người?
Rất khó!
Nhưng suy cho cùng hầu hết đều có một số điểm chung nhất định. Hoặc ít ra là những phiên bản sao chép có chỉnh sửa.
Đó là quan điểm cá nhân của mình…
… vì vậy những thông tin về cấu tạo của hệ Climbing Systems dưới đây sẽ mang tính chất sơ lược nhiều hơn.
Dĩ nhiên, để rõ ràng không thể thiếu những bài viết giới thiệu từng loại hình của từng nhà cung cấp cụ thể.
Chúng ta tạm “rào trước đón sau” như vậy để bắt đầu nội dung chính.
Xem thêm: Tổng quan về hệ Climbing Systems cho nhà cao tầng
Nội dung chính:
Cấu tạo cơ bản của hệ Climbing Systems
Tùy thuộc vào nhà cung cấp cũng như mục đích sử dụng, mỗi loại hình Climbing Systems dùng cho nhà cao tầng thường không giống nhau.
Ngoài ra còn phân biệt bởi cách thức vận hành (tự trượt/leo bằng kích thủy lực, cẩu tháp,…) hoặc vừa đóng vai trò giàn giáo, sàn thao tác, bao che và cả ván khuôn mặt biên.
Ở Việt Nam, bạn đã biết đến Peri, Kumkang, Formtech,… với hệ Climbing Systems sử dụng kích thủy lực.
Do đó ở bài viết này mình sẽ tập trung vào Auto Climbing System.
P/s: Click vào hình để xem kích thước lớn hơn!
Theo quan sát của mình, có thể chia cấu tạo của hệ ra làm 5 thành phần cơ bản:
- Hệ sàn thao tác.
- Hệ bao che.
- Hệ neo.
- Hệ thống leo/trượt.
- Hệ ván khuôn (nếu có).
Hình dưới là mô hình minh họa cấu tạo của một hệ Climbing System có ván khuôn.
Hệ sàn thao tác
Số lượng sàn thao tác (Working desk/platform) phụ thuộc vào mục đích sử dụng của hệ.
Có thể là 2 sàn, phục vụ công tác đổ bê tông, tháo dỡ ván khuôn. Hoặc 3-4 sàn nhằm đảm bảo công tác tô trát, lắp đặt thiết bị hoàn thiện,…
Độ rộng của mỗi sàn thao tác trong cùng hệ thường không giống nhau. Sàn chính của tầng đang thi công được thiết kế lớn nhất.
Cấu tạo bao gồm các thanh thép hình liên kết giữa Main Profile, Vertical Waller.
Cùng các thanh dọc song song kết cấu và các tấm Platform bằng ván gỗ hoặc tôn kim loại.
Thông thường sàn thao tác còn phải che chắn vật rơi, đảm bảo khoảng không thi công trong thời gian sử dụng.
Hệ bao che
Vừa là khung (frame) tăng độ cứng toàn hệ, vừa là lan can an toàn, lắp đặt lưới bao che, bảng hiệu quảng cáo hoặc che chắn công trình (Protection Panel) trước điều kiện thời tiết.
Thành phần không thể thiếu được của hệ bao che là các thanh thép hình Vertical Waller (Backstrut, Suspension,…).
Vertical Waller có thể là thanh dài nguyên khối, nối đoạn hoặc gấp khúc.
Bên cạnh còn có các thanh handrail dọc ngang làm rào chắn, khung gắn lưới.
Hệ neo
Thường có 2 dạng: Wall Anchoring và Slab Anchoring.
Gồm các thành phần chính: Adapter (bộ phận liên kết và điều chỉnh khung climbing vào kết cấu), Anchoring (bộ neo), thanh Slab Bracket.
Dưới đây là ví dụ mô phỏng:
- Dạng neo vào sàn (Anchoring system in slab):
- Dạng neo cạnh sàn (Anchoring system on slab edge):
- Dạng neo vào vách (Anchoring system in wall):
Ngoài đảm bảo khả năng chịu tải của hệ Climbing System, cấu tạo của Anchoring cũng khác nhau tùy chiều dày sàn (vách).
Hệ thống leo/trượt
Hệ thống thủy lực của các dạng Climbing System leo tư động (Auto Climbing System) thường bao gồm:
- Kích thủy lực (Climbing Cylinder), máy thủy lực (Hydraulic Pumb)
- Main Profile: Là thanh liên kết chính giữa hệ khung và hệ neo vào kết cấu.
Dựa vào các hình thức liên kết, kích thủy lực có thể có cấu tạo khác nhau.
Nhưng vẫn có đầy đủ các bộ phận cơ bản:
Máy thủy lực là thiết bị không thể thiếu của hệ Auto Climbing System.
Hoạt động bằng điện năng, truyền áp suất thủy tĩnh cho kích thông qua các ống điều áp.
Với Stoper của Main Profile (Rail Cilmbing) có 2 dạng thường gặp:
- Dạng nổi xương cá: Doka, Kumkang,…
- Dạng chìm: Peri, Formtech.
Bạn có thể xem hình mô tả bên dưới để dễ hình dung hơn.
- Dạng thanh tròn đặt chìm bên trong lòng thanh chính:
- Dạng móc được hàn hoặc liên kết bolt với thanh chính:
Theo quan sát của mình hai cách trượt này đại diện cho 2 trường phái: Peri và Doka.
Và cũng là những hình thức đang phổ biến tại Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp một vài dạng khác. Chẳng hạn:
Thay vì neo lên các shoes neo vách (sàn) bên dưới để đẩy hệ, dạng này liên kết vào shoes bên trên.
Thiết bị trượt (bottom lifting mechanism) trên thanh ray, bám chặt và tạo đà để kéo (đẩy) hệ thống leo trượt lên.
Mời bạn xem qua clip dưới đây để có thể “tận mục sở thị” cách vận hành:
Thành phần khác
Hệ Climbing System cấu tạo khá phức tạp, bên cạnh những thành phần cơ bản cần phải kể đến các cấu kiện khác như:
- Thang leo (ladder).
- Thanh chống tăng cường (braket/spindle strut).
- Chống rút (plumbing spindle).
- Cáp tăng cường (tension anchor/cable).
- Khoang chứa dụng cụ (storage/transport devices).
Và rất nhiều phụ kiện khác.
Lời kết
Với một bài viết không thể nào mô tả hết được cấu tạo của hệ giàn giáo, ván khuôn tự leo cho nhà cao tầng.
Mình đã cố gắng chia sẻ những đặc điểm tổng quan của các nhà cung cấp. Do đó không thể chính xác nếu so sánh với một loại hình cụ thể nào đó.
Nhưng hi vọng cũng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Và chắc chắn bài viết này sẽ khởi đầu thú vị cho chuỗi bài về hệ Climbing System sau này của Blog Coppha Nhôm.
Hẹn gặp lại bạn ở bài tiếp theo: Phân biệt các hình thức thường gặp của hệ Climbing System tại Việt Nam.
(Bài viết được cập nhật vào 27/08/2024)
Đợi các bài tiếp theo cho mùa COVID-19.
cảm ơn bạn
khá cơ bản nhỉ, nay mới hiểu hơn về các loại kích.
có 3 loại kích cơ bản thôi