cop-pha-nhom-covid

Tâm sự thời khủng hoảng hậu Covid-19

Giảm 20%… thậm chí 40% lương.

Cắt giảm 30% nhân sự.

Đóng cửa tạm thời bộ phận cốp pha nhôm. Hay, giải thể công ty.

Kịch bản này có đang diễn ra với công ty cốp pha nhôm của bạn?

May thay, công ty mình mọi thứ vẫn ổn.

Vì sao mình lại mở đầu bằng những ngôn từ “kém sang” như vậy.

Bởi lẽ, theo khảo sát của mình, hầu hết các công ty cốp pha nhôm tại Việt Nam đều gặp khó trong giai đoạn này. Tình trạng càng trờ nên nghiêm trọng hơn vào thời hậu covid-19.

Dự án lác đác, tiến độ ì ạch, tài chính cạn kiệt,… Họ đang phải gồng mình để chống chọi với khủng hoảng đang diễn ra.

Nếu bạn vẫn còn đang gắn bó với nghề cốp pha nhôm thì xin chúc mừng.

Ít ra, bạn vẫn may mắn hơn nhiều anh em khác, những người đã từng xác định “sống chết” với alu-form. Phải đang loay hoay tìm kiếm cho mình một vùng đất mới, một chân trời mới,… Nơi có nhiều “ánh sáng” hơn.

Dù ngã rẽ nào cũng có những cơ hội và thách thức.

Mình cũng tin rằng bạn sẽ cân đo được những rủi ro ấy…

… rủi ro nào lớn hơn là thất nghiệp phải không nào?

Tuổi trẻ đầy hoài bão!

Sau bao nay “ăn nằm” với nghề thiết kế cốp pha nhôm, đã giúp mình nhận ra nhiều điều.

Giá trị bản thân chúng ta bán cho công ty đáng giá bao nhiêu thì nhận lại được ngần ấy.

Làm thuê chẳng khác một cuộc buôn bán, trao đổi…, tiền nào thì của nấy. Và…

… không có bữa trưa nào là miễn phí (there ain’t no such thing as a free lunch – TANSTAAFL).

Không rõ ai đã “phát minh” ra câu nói ấy. Nhưng mình từng biết cuốn sách “không có bữa ăn nào miễn phí” của tiến sĩ Alan Phan.

Chẳng có công ty nào trả cho bạn một mức lương cao ngất, nếu như công hiến của bạn không xứng tầm.

Chẳng có công ty nào chấp nhận, nếu như bạn LUÔN làm không được việc, thậm chí gây tổn thất.

Và cũng chẳng có công ty nào hờ hững trước thách thức nhân sự như bạn nghĩ.

Đọc đến đây, sẽ có nhiều bạn không đồng tình.

Dễ hiểu, vì mình biết, để thu hút ứng viên có kinh nghiệm, nhiều công ty cốp pha nhôm đã “chịu” trả một mức lương khá chênh lệch cùng chế độ đãi ngộ tuyệt vời.

Có thể vì họ không tốn nhiều thời gian, chi phí đào tạo. Hay muốn nhanh chóng nhảy vào cuộc chơi nên cần sự khác biệt, nổi trội.

Chút chi phí nhân sự không là vấn đề với họ. Người được lợi, vẫn là anh em chúng ta.

Và cơ hội chỉ dành cho những ai biết nắm bắt.

Nói đi phải nói lại…

… không phải vị trí nào, ứng viên nào cũng được trả lương nhỉnh hơn mặt bằng chung.

Quan trọng hơn, chúng ta khó đón trước được đãi ngộ ấy duy trì trong bao lâu. Hay công ty sẽ tồn tại, phát triển đến lúc nào,…

Bằng chứng là..

… bên cạnh những công ty mới thành lập với chính sách hậu hĩnh thì cũng có không ít công ty phải cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự. Mặc dù cách đây không lâu họ cũng là công ty mới khá chịu chơi.

Vậy thì đi hay ở?

Đừng hỏi mình, lựa chọn là do bạn.

Hỏi một người “chung tình” với công ty như mình thì chỉ có thể đưa bạn vào ngỏ cụt.

khung-hoang-cop-pha-nhom

Đối với cá nhân mình, NHẢY VIỆC, có chăng nữa cũng vào lúc công ty đang phát triển tốt. Ngược lại, khi khó khăn thì mình “ở lì không đi”, trừ khi bị sa thải (ý mình là khó khăn tức thời, đừng hiểu lầm).

Bạn có cho rằng mình cao thượng, chảnh chọe? Hay thụ động không biết nắm bắt thời cơ?

Mình thích ý thứ 2 hơn!

Quả thật mình là típ người không thích mạo hiểm.

Mình quan niệm, công ty đang khó khăn thì ngoài kia cũng gian nan tương tự.

Làm thuê thì làm ở đâu cũng vậy, trừ khi có sự đột biến. Đột biến là nằm ở bản thân, giá trị mà mình sẽ mang lại cho công ty. Không nằm ở cách nhảy việc với vị trí tương đương. Không có khả năng thì dù ở đâu, cái giá bạn nhận lại cũng vậy thôi.

Cũng bởi tư tưởng cố hữu đã chôn chân mình với cái nghề cốp pha nhôm có duyên không nợ này.

Thay vì bôn ba đây đó, chinh phục thử thách mới, mình chọn cách bám trụ và tích lũy. Chọn cách tăng thêm thu nhập từ công việc phụ, từ việc học cách tiết kiệm, quản lý chi tiêu, đầu tư…

Nhắc đến việc phụ mới nhớ…

… với những việc phụ, mình lại dễ dàng buông bỏ hơn nếu nó không phù hợp và mang lại thu nhập.

Bạn cũng vậy phải không nào?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng cũng vậy mà…

Hihi, chém gió hơi nặng tay… Mình chỉ muốn gởi đến bạn một thông điệp:

Nếu cốp pha nhôm là mảng phụ thì công ty rất dễ từ bỏ. Ngược lại, cốp pha nhôm là mạch máu, là nguồn sống. Họ sẽ cứu lấy bằng mọi giá.

5/5 - (8 bình chọn)
Donate

(Bài viết được cập nhật vào 06/07/2020)

Bình luận